Vị trí địa lý và vai trò chiến lược của Iwo Jima Trận_Iwo_Jima

Iwo Jima (硫黄島, có nghĩa Đảo Lưu Huỳnh trong tiếng Nhật) là một đảo núi lửa thuộc nhóm quần đảo Núi Lửa của quần đảo Ogasawara, cách Tokyo khoảng 1.200 km (650 hải lý) về phía nam, cách Guam 1.300 km (702 hải lý) về phía bắc và vị trí của nó nằm giữa Saipan và Tokyo (15° 10′ 51″ N, 145° 45′ 21″ E). Hòn đảo có diện tích xấp xỉ 21 km², dài 9 km, nơi rộng nhất 4 km, phình to ở cao nguyên phía đông bắc và hẹp dần về phía tây nam. Ở cực Nam của đảo là một ngọn núi lửa đã tắt cao 161 m và được người Nhật đặt tên là Suribachi. Bãi biển có thể cho tàu thuyền đổ bộ dài hơn 3 km dọc theo bờ biển phía đông. Đảo có một thảm thực vật rất nghèo nàn bởi đất ở đây chủ yếu là đất cátđất mặn nồng nặc mùi lưu huỳnh. Quần đảo Núi Lửa được sáp nhập vào Nhật từ năm 1891. Vào năm 1930 có khoảng 1.100 người Nhật đến định cư tại quần đảo và thành lập làng Motoyama. Nhân dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông và trên đảo có một nhà máy ép mía và một nhà máy khai thác lưu huỳnh.[11]

Quang cảnh bãi biển Iwo Jima nhìn từ đỉnh Suribachi.

Iwo Jima trở thành một vị trí chiến lược trên Quần đảo Núi lửa vì chỉ có ở đây mới có thể xây dựng các sân bay. Năm 1940, công ty xây dựng Mabuchi xây hai đường băng dưới chân núi Suribachi. Mùa xuân năm 1941, một trung úy hải quân và 93 lính Nhật đến để xây pháo đài, bố trí đại bác và ngoài ra còn đưa 2.000 nhân công Triều Tiên lên đảo. Với các sân bay trên đảo, người Nhật biến nơi đây thành một căn cứ cho các máy bay tiêm kích Nhật nhằm ngăn chặn các máy bay ném bom tầm xa của Mỹ cùng như biến đảo thành một hải cảng cho hải quân Nhật. Do đó nếu người Mỹ chiếm được Iwo Jima sẽ giải quyết được những vấn đề trên, đồng thời biến đây thành một bàn đạp tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản. Ngoài ra, các pháo đài bay B-29 sẽ rút ngắn được khoảng cách trong các cuộc oanh tạc vào Tokyo và các khu trục cơ P-51 Mustang cũng có thể cất cánh từ đảo để yểm trợ. Thiếu tướng không quân Curtis LeMay đã nói rằng Iwo Jima "quan trọng cực kỳ - một sân bay dã chiến, một bãi đáp khẩn cho những chiếc B-29 gần hết nhiên liệu, căn cứ thực hiện các cuộc giải cứu trên biển, và căn cứ để chiến đấu cơ có thể xuất phát để yểm trợ. Không có Iwo Jima, tôi không thế tiến hành oanh tạc Nhật Bản với kết quả tốt được".[12]

Ngoài ra một nguyên nhân khác nữa buộc Mỹ phải tấn công Iwo Jima là hệ thống radar của Nhật trên đảo. Nhờ các radar này mà Nhật có khả năng phát hiện sớm những đợt oanh kích của không quân Mỹ và báo về cho đất liền để không quân Nhật có thời gian chuẩn bị đối phó.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Iwo_Jima http://www.britannica.com/EBchecked/topic/648813/W... http://www.imdb.com/title/tt0038175/ http://www.imdb.com/title/tt0055270/ http://www.iwojima.com/ http://articles.latimes.com/2007/jun/26/local/me-l... http://www.military.com/NewContent/0,13190,NI_Iwo_... http://www.wanpela.com/holdouts/profiles/kufuku.ht... http://www.youtube.com/watch?v=SiE_s2zoCZc http://www.youtube.com/watch?v=sKbnWTKKVn8&feature... http://history.sandiego.edu/gen/WW2Timeline/LUTZ/i...